Phần lớn bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa có thể tự hồi phục mà không cần phẫu thuật. Bình thường do bệnh lý cột sống, thoái hóa cốt sống, phụ nữ có thai… tạo đè ép lên dây thần kinh và gây đau đớn.

Hình ảnh


Đau như nào là do dây thần kinh tọa?
Đau bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh hông từ phần lưng dưới, mông đùi sau hay tới cả bắp chân.
Mệt mỏi, tê hay mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân
Cảm giác nhói, ngứa, rát, như bị véo, châm chích
Không nhấc được gót chân hay mũi chân
Bệnh nặng thì teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương, rồi loạn đại, tiểu tiện…

Phương pháp loại bỏ cơn đau
Điều trị bắt đầu với các phương pháp tự chăm sóc đầu tiên. Nếu cơn đau thần kinh tọa không giảm xuống mới dùng thuốc.

Nghỉ ngơi hợp lý
Khi xuất hiện cơn đau cấp tính, điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi nhưng chỉ trong thời gian bùng pháp đầu tiên, ngày đầu hoặc ngày thứ hai. Điều này cho cơ thể tự chữa lành, cơn đau sẽ giảm dần.
Nhưng cũng cần tránh không nghỉ ngơi quá lâu, sẽ làm yếu cơ bắp. Bạn cần có thói quen tập thể dục hợp lý.

Chờm nóng và lạnh
Rất hiệu quả trong giàm đau dây thần kinh tọa khi bị viêm, lại rẻ tiền và dễ làm
Đá: làm giảm viêm, làm tê dây thần kinh nên giảm đau các bộ phận nó chi phối. Bọc đá trong miếng vải, chờm đá trong 15 phút, làm vài lần một ngày trong 2-7 ngày
Nóng: chờm nóng làm các mạch máu, cung cấp dinh dưỡng và oxy, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, nhiệt được sử dụng tốt nhất sau giai đoạn đau nhói lúc đầu.

Bài tập kéo dãn giảm đau
Các bài tập duỗi, tập thể dục thường xuyên áp dụng cho những ngày sau nghỉ ngơi, có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt khớp và giảm chèn ép dây thần kinh. Chú ý: trước khi bắt đầu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
1. Kéo đầu gối tới ngực

Tác dụng: cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới, giảm chèn ép dây thần kinh do lệch đĩa đệm.
Nằm ngửa, có thể dùng gối nhỏ để gối đầu, cong hông và đầu gối. Kéo đầu gối về phía ngực, dùng tay giữ, kéo căng từ từ hết mức mà vẫn thấy thoải mái, giữ 20 giây. Lặp lại 5- 10 lần mỗi chân.
2. Nằm kéo giãn gân kheo

Động tác này có tác dụng kéo dãn và làm linh hoạt các dây thần kinh vùng dọc chân, khoeo chân
Làm tương tự như động tác trên, nhưng thay vì kéo đầu gối lên thì bạn lấy tay giữ gân kheo như hình, và đưa chân lên từ từ. Giữ căng đề 20 giây hoặc ngắn hơn nếu đau, ngứa hay khó chịu, lặp lại 5 lần mỗi bên.
3. Kéo giãn cơ mông sâu

Tư thế này rất tốt để kéo giãn cơ mông sâu và cơ hình lê. Bắt đầu với nằm ngửa, co gối, để mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái.
Sau đó, kéo đầu gối chân trái lên về phía ngực, bạn sẽ thấy căng phía sâu trong mông. Giữ căng đến 20 giây, lặp lại vài lần mỗi chân. Nếu bạn không kéo gối lên được thì có thể quấn khăn xung quanh để kéo cho dễ hơn.
4. Kéo giãn ở tư thế hướng lên

Bài tập này nâng cao hơn, khó hơn nhưng nếu bạn thấy thoải mái, thì nó rất tốt cho bạn.
Gấp đầu gối chân phải về phía vai trái, mắt cá chân phải chạm sàn nhà, nhẹ nhảng đẩy hông về phía trước, kéo dãn hông, giữ tư thế này 30-60 giây và lặp lại vài lần với mỗi chân.
5. Nằm ngửa duỗi chân ngang

Nằm ngửa, đặt tay phải để ra xa. Kéo đầu gối phải về bễn trái, giữ bởi tay đối diện, dùng lực xoắn cột sống, quay mặt về bên phải, giữ bả vai thẳng. Giữ căng 10 giây lặp lại mỗi chân 10 lần.
6. Kéo dãn lưng

Nằm sấp, tì người và trọng tâm dồn lên khuỷu tay, người thẳng, chân duỗi thẳng, vai và cổ cũng thẳng.
Giữ cổ thẳng, lấy khuỷu tay làm trọng tâm nâng lưng lên. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ vùng bụng từ từ căng ra khi uốn. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây và thở đều. Lặp lại 8-10 lần.
7. Cúi lưng

Động tác này nhằm kéo căng lưng dưới.
Đứng thẳng, duỗi thẳng hai chân, người từ từ cúi xuống. Giữ 10 giây, lặp lại 5-10 lần

Đặc biệt chú ý phòng tránh bệnh tái phát

tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.
Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như mang vác nặng, vác balô nặng, bóng chuyền, tennis. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng.
Cần đứng tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Đối với những người thường xuyên phải lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.
Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

Hỏi: Tôi nghe nói bệnh đau thần kinh toạ chỉ gặp ở những người lớn tuổi có đúng không? Năm nay tôi chỉ mới 24 tuổi nhưng đã thấy đau chân trái, lúc ngồi duỗi thẳng chân thấy đau như bị giãn cơ vậy. Tôi không thể cúi xuống đưa tay chạm ngón chân được vì đau mặt chân từ bắp chân lên tới mông, chân không bị sưng. Cho tôi hỏi đó có phải là các biểu hiện của bệnh thần kinh tọa không? (Phạm Thu Tâm - Vĩnh Long)

[​IMG]

Đáp: Đau dây thần kinh hông to là một kiểu đau của hội chứng rễ do dây thần kinh bị chèn ép, đầu tiên xuất hiện những cơn đau vùng thắt lưng mạn tính một số lần rồi đau lan dần xuống chân theo vùng rễ thần kinh hông to (hay được gọi là đau thần kinh tọa), có thể kèm theo những rối loạn cảm giác, tê bì, nhất là tình trạng teo cơ vì rễ thần kinh chi phối bị tổn thương. 
Đau thần kinh tọa thường gắn kết cùng đau thắt lưng hông với kiểu đau xuất hiện và gia tăng khi tải trọng cơ thể trên cột sống thắt lưng tăng như khi vận động, đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, rặn…; đau giảm xuống khi tải trọng cơ thể giảm.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh hông to cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do kết quả của đĩa đệm bị hư, gây đè nén rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng… Đau dây thần kinh tọa không nhất thiết cứ phải gặp ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi do đặc điểm công việc như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, vận động viên cử tạ, hoặc người hay phải làm những việc nặng gây thoái hóa đĩa đệm đều có thể gây nên hội chứng đau thắt lưng kèm đau dây thần kinh tọa.

Để chẩn đoán đúng nguyên nhân, bạn cần đến chuyên khoa nội thần kinh để khám bệnh. Bác sĩ có thể cho bạn làm thêm vài xét nghiệm khác để chẩn đoán như chụp cột sống lưng, chụp bao rễ hay chụp cộng hưởng từ MRI.

Điều trị chung: trước mắt bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm - giãn cơ, lý liệu pháp, cùng những phương pháp chuyên biệt khác và cuối cùng là điều trị theo nguyên nhân.

Đau thần kinh tọa thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi từ 30–60, có đặc điểm công việc thường xuyên phải mang vác nặng, hay hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài.

Hình ảnh
Đau thần kinh tọa là gì?

Thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.
Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau thắt lưng xảy ra do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau thần kinh tọa, tuy nhiên các nguyên nhân thường gặp nhất đó là:
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.
Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây đau dây thần kinh tọa.
Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Một số bệnh lý cũng có thể gây đau thần kinh tọa như hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,…
Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông dẫn đến những cơn đau thần kinh tọa.
Một số trường hợp không có nguyên nhân cụ thể.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Theo bác sĩ CK II Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan – Bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc: "Triệu chứng điển hình của bệnh đau thần kinh toạ đó là xuất hiện cơn đau sau một sự gắng sức, khởi đầu là đau lưng. Vài giờ hoặc vài ngày sau đó cơn đau tiếp tục tăng và lan xuống mông, khoeo, cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh toạ.
Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ nhưng thường là dữ dội, tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi, cúi và giảm xuống khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bàn chân".
Không chỉ có vậy, người bệnh đau thần kinh tọa thường gặp khó khan trong các hoạt động thường ngày vì những cơn đau dữ dội, làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến mãn tính gây đau lưng không chữa trị được.

Phòng bệnh đau thần kinh tọa

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Loan, để phòng bệnh đau thần kinh tọa người bệnh cần:
– Tránh thực hiện các động tác mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế làm việc nặng hoặc mang vác vật nặng làm ảnh hưởng lên vùng cột sống. Nếu phải lao động nặng cần có một tư thế vận động hợp lý và nghỉ ngơi ngay sau đó.
– Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế
– Các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm đúng tư thế mỗi khi người bệnh đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: hạn chế rượu, bia, không hút thuốc lá, ăn uống đ đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm nhiều chất xơ và giàu canxi.
– Tập hể dục nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của cột sống, cơ bụng. Người bệnh không chơi những môn thể thao vận động quá sức.
– Tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan.

↑このページのトップヘ