90% người bị đau thần kinh tọa có thể tự khỏi bệnh mà không gây phẫu thuật. Thường bắt nguồn thoát vị đĩa đệm và viêm khớp, thoái hóa cốt sống, thai phụ… tạo sức ép lên dây tần kinh và gây đau.

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Đau ở khu vực dọc theo dây thần kinh hông từ phần lưng dưới, mông sau hay tới cả bắp chân.
Hình ảnh
Mệt mỏi, tê hay mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân
Cảm giác nhói, ngứa, rát, như bị véo, châm chích
Không nhấc được gót chân hay mũi chân
Bệnh nặng thì teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương, rồi loạn đại, tiểu tiện…

Phương pháp loại bỏ cơn đau

Điều trị bắt đầu với các phương pháp tự chăm sóc đầu tiên. Nếu cơn đau không giảm xuống mới dùng thuốc.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi xuất hiện cơn đau cấp tính, điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi nhưng chỉ trong thời gian bùng pháp đầu tiên, ngày đầu hoặc ngày thứ hai. Điều này cho cơ thể tự chữa lành, cơn đau sẽ giảm dần.
Nhưng cũng cần tránh không nghỉ ngơi quá lâu, sẽ làm yếu cơ bắp. Bạn cần có thói quen tập thể dục hợp lý.

Chờm nóng và lạnh

Rất hiệu quả trong giàm đau dây thần kinh tọa khi bị viêm, lại rẻ tiền và dễ làm
Đá: làm giảm viêm, làm tê dây thần kinh nên giảm đau các bộ phận nó chi phối. Bọc đá trong miếng vải, chờm đá trong 15 phút, làm vài lần một ngày trong 2-7 ngày
Nóng: chờm nóng làm các mạch máu, cung cấp dinh dưỡng và oxy, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, nhiệt được sử dụng tốt nhất sau giai đoạn đau nhói lúc đầu.

Bài tập kéo dãn giảm đau

Các bài tập duỗi, tập thể dục thường xuyên áp dụng cho những ngày sau nghỉ ngơi, có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt khớp và giảm chèn ép dây thần kinh. Chú ý: trước khi bắt đầu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Kéo đầu gối tới ngực

Tác dụng: cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới, giảm chèn ép dây thần kinh do lệch đĩa đệm.
Nằm ngửa, có thể dùng gối nhỏ để gối đầu, cong hông và đầu gối. Kéo đầu gối về phía ngực, dùng tay giữ, kéo căng từ từ hết mức mà vẫn thấy thoải mái, giữ 20 giây. Lặp lại 5- 10 lần mỗi chân.

2. Nằm kéo giãn gân kheo

Động tác này có tác dụng kéo dãn và làm linh hoạt các dây thần kinh vùng dọc chân, khoeo chân
Làm tương tự như động tác trên, nhưng thay vì kéo đầu gối lên thì bạn lấy tay giữ gân kheo như hình, và đưa chân lên từ từ. Giữ căng đề 20 giây hoặc ngắn hơn nếu đau, ngứa hay khó chịu, lặp lại 5 lần mỗi bên.

3. Kéo giãn cơ mông sâu

Tư thế này rất tốt để kéo giãn cơ mông sâu và cơ hình lê. Bắt đầu với nằm ngửa, co gối, để mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái.
Sau đó, kéo đầu gối chân trái lên về phía ngực, bạn sẽ thấy căng phía sâu trong mông. Giữ căng đến 20 giây, lặp lại vài lần mỗi chân. Nếu bạn không kéo gối lên được thì có thể quấn khăn xung quanh để kéo cho dễ hơn.

4. Kéo giãn ở tư thế hướng lên

Bài tập này nâng cao hơn, khó hơn nhưng nếu bạn thấy thoải mái, thì nó rất tốt cho bạn.
Gấp đầu gối chân phải về phía vai trái, mắt cá chân phải chạm sàn nhà, nhẹ nhảng đẩy hông về phía trước, kéo dãn hông, giữ tư thế này 30-60 giây và lặp lại vài lần với mỗi chân.

5. Nằm ngửa duỗi chân ngang

Nằm ngửa, đặt tay phải để ra xa. Kéo đầu gối phải về bễn trái, giữ bởi tay đối diện, dùng lực xoắn cột sống, quay mặt về bên phải, giữ bả vai thẳng. Giữ căng 10 giây lặp lại mỗi chân 10 lần.

6. Kéo dãn lưng

Nằm sấp, tì người và trọng tâm dồn lên khuỷu tay, người thẳng, chân duỗi thẳng, vai và cổ cũng thẳng.
Giữ cổ thẳng, lấy khuỷu tay làm trọng tâm nâng lưng lên. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ vùng bụng từ từ căng ra khi uốn. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây và thở đều. Lặp lại 8-10 lần.

7. Cúi lưng
Động tác này nhằm kéo căng lưng dưới.
Đứng thẳng, duỗi thẳng hai chân, người từ từ cúi xuống. Giữ 10 giây, lặp lại 5-10 lần

Đau thần kinh tọa làm bệnh nhân phải thay đổi hầu hết thói quen mỗi ngày để hạn chế các cơn đau nhức, khó khăn. Vậy đau thần kinh toạ có được đi bộ hoặc duy trì tập luyện những môn thể thao khác để tăng cường sức khoẻ không?
Hình ảnh
Sơ lược về bệnh đau thần kinh toạ

Đau thần kinh toạ là tình trạng đau lưng bị gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh toạ (thần kinh hông). Nguyên nhân là do phần đốt sống nơi dây thần kinh đi qua bị thu hẹp, bị đè nén, gây ra những cơn đau nhức. Phần lớn những người bị đau thần kinh toạ thường do các bệnh lý đĩa đệm gây ra.
Đau thần kinh toạ gây ra những cảm giác đau nhức, tê mỏi, khó chịu kéo dài
Dây thần kinh toạ là một trong những dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, chạy từ phần dưới của thắt lưng đến các ngón chân. Dây thần kinh toạ tham gia vào sự chi phối và điều khiển các hoạt động của lưng và các chi dưới. Do vậy khi dây thần kinh toạ bị chèn ép, cơn đau sẽ lan toả xuống phần hông, bắp đùi và các ngón chân.

Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?

Đau thần kinh toạ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, nhất là khi người bệnh vận động. Do đó những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, di chuyển, bưng bê đồ vật, tập thể dục trở nên khó khăn.
Vì vậy, người bệnh thường có xu hướng nghỉ ngơi, hạn chế vận động, kể cả đi bộ để tránh những cơn đau nhức. Thế nhưng, việc hạn chế vận động hoàn toàn sai lệch. Bởi, nếu người bệnh ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp kém linh hoạt, teo cơ, các chi yếu đi, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn…
Do vậy bác sĩ luôn khuyên người bệnh dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ…Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những cơn đau mỏi, tê nhức, khi độ bộ người bệnh cần tuân thủ những quy chuẩn nhất định:

Về thời gian:

Đối với bệnh nhân đau thần kinh toạ, thời gian lý tưởng để đi bộ là từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Thời gian này có thể tự điều chỉnh để phù hợp với từng người. Người bệnh có thể đi bộ mỗi ngày ở bất cứ khung thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên nên hạn chế đi bộ vào những lúc trời nắng gắt, trời lạnh hoặc đang mưa. Thời gian tốt nhất để đi bộ là tầm sáng sớm và chiều tối.

Về không gian:

Người bệnh có thể tập bằng máy tại nhà hoặc đi bộ ở những không gian vắng vẻ, yên tĩnh để giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Tránh đi bộ ở những nơi đông xe, nhiều khói bụi. Vì bụi bặm và tiếng ồn có thể khiến bệnh nhân căng thẳng và mệt mỏi hơn.

Về cường độ:

Người bệnh chỉ nên đi bộ trong khoảng 1,5 km mỗi ngày, đi nhẹ nhàng, thong thả, mắt nhìn thẳng, hai tay buông lỏng, vung vẩy tự nhiên. Tránh gồng người khi đi, đi nhanh, đi gấp hoặc chạy bộ. Khi cơ thể đã quen dần với cường độ tập hiện tại và không còn cảm thấy đau nhức, người bệnh có thể tăng dần quãng đường đi bộ.

Nghỉ ngơi:

Nên dành ra ít phút nghỉ ngơi nếu người bệnh cảm thấy mệt và hơi nhức mỏi. Hoặc người bệnh có thể rút ngắn thời gian cũng như cường độ tập luyện, rồi tăng dần khi cơ thể đã quen với việc đi bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, không vì thế mà nghỉ tập giữa chừng.

Những lưu ý khác:

Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ.
Không mang vác balo, túi xách vì có thể tăng sức nặng chèn ép lên cột sống và vùng dây thần kinh toạ.
Không cầm theo bất kỳ vật dụng nào khác như chai nước, ô, mũ…khi đi bộ để hai tay luôn được thả lỏng, vung vẩy tự nhiên.
Tập trung đi bộ, không nghĩ ngợi nhiều, hạn chế nói chuyện vì có thể làm mất sức rất nhanh.
Tránh vừa đi vừa bẻ người để đỡ nhức mỏi, vì chính những động tác vặn bẻ người sẽ làm xương khớp đau nhức nhiều hơn.
Lựa chọn giày tập êm ái, thoải mái, không quá bó sát.

Lợi ích của việc đi bộ

Người bệnh nên cố gắng dành thời gian đi bộ mỗi ngày để hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình điều trị, bởi đi bộ mỗi ngày sẽ giúp:
Xương khớp linh hoạt, cơ bắp dẻo dai.
Tăng mật độ xương, hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo xương khớp.
Máu và oxy tuần hoàn tốt hơn, giúp cơn đau được cải thiện đáng kể bởi máu sẽ hỗ trợ đưa các chất thải gây chèn ép lên các dây thần kinh ra khỏi cơ thể.
Khi đi bộ, các cột sống được kéo giãn, các dây thần kinh cũng giảm áp lực do không còn bị chèn ép, đè nén.
Thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.
Phòng tránh bệnh tim mạch, trầm cảm và ung thư.

Các môn thể dục, thể thao khác

Để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên duy trì tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Ngoài đi bộ, các bộ môn khác như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh… cũng rất phù hợp với người bị đau thần kinh toạ.Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý những vấn đề về thời gian, không gian, cường độ luyện tập…bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Để tránh là trầm trọng tình trạng bệnh, bệnh nhân không nên tham gia các bộ môn cần dùng nhiều sức lực và phải vận động mạnh vùng cột sống như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, đẩy tạ, erobic…
Bài viết trên là lời giải đáp cho những thắc mắc “đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?” mà người bệnh có thể tham khảo. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất.
Nguồn tham khảo:
https://khoe.online/dau-than-kinh-toa-c ... khong.html

Đau thần kinh toạ là bệnh lý phổ biến ở người trung niên, tạo ra những cơn đau mỏi, khó chịu từ vùng thắt lưng trở xuống chân. Ngoài điều trị theo chỉ định của Bác sĩ, để ngăn ngừa những cơn đau nhức, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bị đau thần kinh tọa hạn chế ăn gì và bổ sung thêm những món thực phẩm nào?

[​IMG]

Đau thần kinh toạ kiêng ăn gì?

Thức ăn mặn

Người bị đau thần kinh toạ nên hạn chế dùng những món ăn mặn như nước mắm, nước tương, đặc biệt là muối. Ăn nhiều những thực phẩm mặn có thể gây ra những cơn đau thắt vùng lưng, hông và bắp đùi, xương khớp yếu đi, hệ thần kinh hoạt động kém. Vì vậy, để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, bữa ăn của người bệnh nên được chế biến nhạt hơn bình thường, giảm tối đa lượng muối trong nấu nướng. Người bệnh cũng nên tránh ăn thực phẩm đóng hộp bởi có hàm lượng muối và chất bảo quản cao.

Đường phụ gia

Đường có rất ít giá trị dinh dưỡng, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Do đó người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, kem, nước ngọt… để quá trình điều trị bệnh đạt đươc hiệu quả cao.
Bánh kẹo ngọt chính là “kẻ thù” của những căn bệnh xương khớp

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ là nguyên nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn do làm tăng nguy cơ gây viêm, chèn ép các dây thần kinh và kéo dài cơn đau tại vùng thần kinh toạ. Bên cạnh đó, dùng nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ còn gây bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch…
Vì thế, để hạn chế viêm nhiễm ở vùng thần kinh toạ cũng như những nguy hại đối với sức khoẻ về lâu dài, người bệnh nên tránh sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng…)…Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu chất béo như, thịt vịt, thịt trâu, lòng đỏ trứng…

Thịt bò và một số loại hải sản

Tuy hàm lượng chất dinh dưỡng trong 2 loại thực phẩm này rất cao, nhưng đối với người bị đau thần kinh toạ, thịt bò và hải sản sẽ làm cho bệnh tiến triển xấu hơn. Thịt bò có thể gây ra tình trạng co cơ, chèn ép lên dây thần kinh toạ, khiến các cơn đau diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn. Bên cạnh đó, nguồn chất đạm có trong các loại hải sản như nghêu, hến, sò, hàu…sẽ kích thích bệnh chuyển hoá thành gai xương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chất kích thích

Thuốc lá và những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…nếu sử dụng trong thời gian dài không chỉ gây ảnh hưởng đến phổi, thận, tim mạch…mà còn tăng nguy cơ loãng xương, viêm khớp và làm trầm trọng thêm những cơn đau thần kinh toạ. Hơn nữa, đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu đối với người bệnh, tạo điều kiện cho các cơn đau thần kinh toạ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Các loại thực phẩm người bệnh cần bổ sung

Tình trạng đau thần kinh toạ có thể cải thiện nhanh chóng nếu được bổ sung đầy đủ và đúng các chất dinh dưỡng cần thiết trong ăn uống hằng ngày như:

Omega 3 và Axit béo

Omega 3 và Axit béo có tác dụng chống viêm, hạn chế các cơn đau ở vùng thần kinh toạ. Hàm lượng Omega 3 và Axit béo có nhiều trong óc chó, dầu ô liu và các loại cá như cá bơn, cá thu, cá hồi…

Vitamin B6

Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ dẫn truyền thần kinh và sản sinh các tế bào hồng cầu, rất cần thiết trong quá trình chữa trị đau thần kinh toạ. Vitamin B6 được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, hạt và hoa quả, rau xanh.
Các loại đậu rất tốt cho những người bị đau thần kinh toạ

Vitamin B9

Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA, tác động đến hoạt động tái cấu trúc tế bào và máu, có khả năng giảm đau thần kinh toạ nhanh chóng và hiệu quả. Những thực phẩm giàu vitamin B9 gồm: các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp) nấm, đậu bắp, đậu hà lan, măng tây, cam, quýt…

Vitamin B12

Chất dinh dưỡng này rất cần để hình thành và tái tạo DNA, bồi dưỡng não, tuỷ sống, cải thiện hệ thần kinh, tăng cườn sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, ức chế các cơn đau thần kinh toạ hiệu quả. Vitamin B12 có trong cá ngừ, cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan động vật…



Cá hồi không chỉ giàu Omega 3 mà còn chứa nhiều Vitamin B12 và Canxi có lợi cho xương khớp

Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong khoai lang, bông cải xanh, rau bina, đu đủ…và các loại trái cây chua như cam, chanh, quýt, bưởi, dứa, ổi…có tác dụng chống oxy hoá, giúp đào thải các độc tố có trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm viêm và chữa lành vết thương hiệu quả.

Phòng ngừa đau thần kinh toạ

Để giảm thiểu những cơn đau thần kinh toạ, người bệnh cần lưu ý:
Tránh cúi gập người để khuân vác (hoặc hạ) đồ vật, thay vào đó là ngồi xuống từ từ, gấp một hoặc hai chân rồi nhấc vật lên (hoặc hạ vật xuống).
Khi khuân vác hoặc hạ vật nặng cần phải giữ thẳng cột sống lưng
Không xoay nửa người trên ra phía sau đột ngột hoặc vặn lưng khi thấy mỏi.
Dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi tiếng ngồi làm việc.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga hay yoga trị liệu sẽ giúp xươn khớp vững chắc, cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, cơ thể tăng sức đề kháng.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh gây ra tình trạng nhờn thuốc, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Khám sức khoẻ định kỳ mỗi 6 tháng. Chủ động đi khám ngay khi có dấu hiệu gì bất thường ở vùng xương khớp, tránh chủ quan, ỷ y khiến bệnh phát sinh ra nhiều biến chứng khó chữa.
Hiểu rõ “đau thần kinh toạ kiêng ăn gì và nên ăn gì” là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ và rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng nên lưu ý kết hợp tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai, linh hoạt của cơ bắp.

↑このページのトップヘ