Tập yoga để chữa đau cổ là bí quyết của nhiều người đang thường xuyên bị chứng đau cổ hành hạ. Tập yoga phù hợp không chỉ chấm dứt cơn đau nhanh chóng mà còn nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

1. Tác dụng của yoga trong việc hỗ trợ chữa đau cổ

Bệnh đau cổ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, khiến cơ thể và tinh thần luôn trong trạng thái mệt mỏi, không thể tập trung lao động, làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì liệu trình vận động thích hợp sẽ giúp giải quyết những phiền toái trên. Trong đó, bộ môn yoga, với nhiều lợi ích tuyệt vời, là lựa chọn hàng đầu dành cho những bệnh nhân bị đau cổ. Thay vì suốt ngày ngồi thụ động một chỗ, bạn nên chọn Yoga bởi những nguyên nhân sau đây:
• Sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đau cổ kinh niên cùng với hiện tượng đau lưng trên, đau vai gáy và đau đầu. Khi tập yoga, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe chuyển động của bản thân, từ đó có thể điều chỉnh tư thế hợp lý. Nếu bạn học cách giữ thăng bằng cơ thể trong mọi hoạt động và sinh hoạt, bạn sẽ giảm bớt được nhiều gánh nặng cho cổ và lưng.
Hình ảnh
Đa số nhiều người bị đau cổ đều do sai tư thế

• Yoga kết hợp nhiều động tác gập duỗi có tác dụng phục hồi khả năng vận động và tính đàn hồi của đốt sống cổ, nhờ đó người bệnh giảm đáng kể triệu chứng tê cứng và đau mỏi vai gáy. Những bài tập duỗi cổ cần được kết hợp tập luyện hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
• Yoga hỗ trợ tăng cường cơ bắp và giảm tình trạng căng cơ. Vì vậy đây là phương pháp tập luyện an toàn và hiệu quả khi chữa trị bệnh đau cổ.
• Yoga còn đòi hỏi người tập luôn duy trì hơi thở đều đặn, thúc đẩy nhịp tim và tuần hoàn máu. Quá trình này sẽ đưa oxi và dưỡng chất đi nuôi các cơ bắp nhanh hơn giúp chúng hoạt động tốt hơn và xua tan những cơn đau cứng, tê mỏi.
• Sau khi tập yoga, cơ thể sẽ sản sinh ra chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphins khiến cơn đau cổ cải thiện rõ rệt mà không cần lạm dụng đến thuốc.
• Cuối cùng, yoga giữ cho tinh thần thoải mái, giảm tình trạng căng thẳng, trầm cảm do bệnh tật gây ra.

2. Mỗi ngày với 7 bài tập yoga chữa đau cổ hiệu quả

2.1 Tư thế Chiến binh số 2
Bài tập có lợi ích gì?:
• Rèn luyện sức mạnh cho tay chân.
• Tăng cường độ tập trung và dẻo dai của cơ thể.
• Mở rộng vai và ngực, từ đó hỗ trợ lực cho cổ.
Hình ảnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xoay bàn chân trái hướng về bên trái một góc 90 độ.
Bước 2: Bước dài chân phải về phía trước sao cho bàn chân phải thẳng hàng với gót chân trái.
Bước 3: Nâng hai tay song song với mặt sàn, bàn tay úp xuống.
Bước 4: Từ từ khuỵu chân phải xuống, đầu gối không quá mắt cá chân.
Bước 5: Dồn lực về phía ngón chân để có thể duỗi thẳng cột sống.
Bước 6: Nhìn về phía trước và giữ tư thế trong vòng 30 giây.
Bước 7: Đổi chiều làm tương tự.

2.2 Tư thế Tam giác mở rộng
Lợi ích của bài tập:
• Giảm áp lực cho cổ, vai và lưng dưới nhờ vào kéo giãn các cơ.
• Mở rộng ngực, giúp hít thở sâu, kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Hình ảnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Mở rộng hai chân bằng vai.
Bước 2: Xoay bàn chân trái hướng về bên trái một góc 90 độ.
Bước 3: Bước chân phải về trước sao cho bàn chân phải thẳng hàng với gót chân trái.
Bước 4: Giơ hai tay lên song song với mặt sàn, bàn tay úp xuống.
Bước 5: Từ từ đặt tay phải xuống sàn, song song với bàn chân rồi giơ tay trái lên cao.
Bước 6: Xoay nhẹ cổ hướng mắt nhìn lên.
Bước 7: Giữ tư thế trong vòng 30 giây.
Bước 8: Đổi chiều làm tương tự.

2.3 Tư thế Con mèo – Con bò
Tác dụng của bài tập:
• Giảm bớt áp lực đè lên vùng cổ.
• Làm săn chắc cơ bụng.
Hình ảnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chống hai tay, hai chân xuống sàn.
Bước 2: Hít vào, hạ bụng, ngẩng đầu lên, đầu ngả nhẹ về sau.
Bước 3: Thở ra, hóp bụng, cong lưng lên, đầu cúi xuống.
Bước 4: Thực hiện lần lượt 2 động tác trên trong vòng 1 phút.

2.4 Tư thế Sợi chỉ xâu kim
Tác dụng của bài tập:
• Giảm sức nặng cho cổ, vai và lưng.
• Thư giãn toàn thân và trí óc sau một ngày căng thẳng, mệt mỏi.
Hình ảnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chống hai tay hai chân xuống sàn.
Bước 2: Luồn tay phải sang trái, lòng bàn tay ngửa lên.
Bước 3: Hạ vai và tay phải xuống sàn.
Bước 4: Ấn tay trái xuống sàn để hỗ trợ lực cho cơ thể, mặt nhìn sang trái.
Bước 5: Giữ tư thế này trong vòng 30 giây.
Bước 6: Sau 30 giây, nhẹ nhàng về tư thế đứa trẻ để thở rồi đổi chiều làm tương tự.

2.5 Tư thế Nửa chúa tể cá
Tác dụng của bài tập:
• Duỗi thẳng cột sống, vai gáy và hông.
• Tăng cường độ dẻo dai của các cơ.
Hình ảnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Ngồi tư thế thẳng lưng.
Bước 2: Gập chân phải xuống sàn, gót chân phải chạm vào mông trái.
Bước 3: Co chân trái bắt chéo qua chân phải sao cho bàn chân trái chạm sàn.
Bước 4: Thẳng lưng và vặn thân trên qua trái.
Bước 5: Tay trái đặt xuống sàn, sau hông.
Bước 6: Tay phải quàng lấy chân trái.
Bước 7: Xoay đầu về bên trái hoặc nhẹ nhàng gập cổ trước sau.
Bước 8: Giữ tư thế trong vòng phút rồi đổi chiều làm tương tự.

2.6 Tư thế Rắn hổ mang
Lợi ích của bài tập:
• Kéo giãn lồng ngực, cột sống ở cổ và lưng, làm tăng độ dẻo dai cho những vùng này.
Hình ảnh
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, hai bàn tay xòe ra, chống cạnh ngực.
Bước 2: Dồn lực về lưng dưới, mông, đùi rồi đẩy đầu và phần thân trên lên cao.
Bước 3: Mắt nhìn thẳng và cột sống được duỗi thẳng.
Bước 4: Giữ tư thế này trong 2 phút rồi hạ tay xuống.

2.7 Tư thế Đứa trẻ
Lợi ích} của bài tập:
• Giúp giảm đau cổ và đau đầu.
• Thư giãn toàn thân và hít thở sâu.
Hình ảnh
Bước 1: Quỳ thoải mái trên đùi và gót chân, thả lỏng phần đầu gối.
Bước 2: Duỗi thẳng cột sống và hạ tay, gập người về phía trước.
Bước 3: Duỗi thẳng hai tay nhằm hỗ trợ cổ.
Bước 4: Hít thở sâu đều và thả lỏng toàn thân.
Bước 5: Giữ tư thế này trong vài phút.

3. Người bệnh đau cổ lưu ý gì khi tập yoga?
Tuy những động tác trên đều rất có ích trong việc điều trị đau cổ, bạn cũng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
• Hãy nhớ rằng tình trạng sức khỏe của bạn thay đổi từng ngày. Có những ngày cơn đau cổ của bạn sẽ nghiêm trọng hơn bình thường nên bạn không thể ép cơ thể tập theo một chế độ suốt. Vì vậy trong quá trình tập bạn cần lắng nghe cơ thể, tập vừa sức và tránh những động tác khiến bạn cảm thấy đau hay khó chịu.
• Nếu bạn chưa từng tập yoga trước đây, bạn có thể tham gia những lớp học yoga có giáo viên hướng dẫn và trao đổi với giáo viên về những tư thế tốt cho căn bệnh đau cổ của bạn.
• Chú ý giữ tư thế đúng trong mọi hoạt động sinh hoạt, làm việc, vui chơi để tránh tổn thương đến vùng cổ.
• Nếu cơn đau của bạn ngày một trầm trọng hoặc không cải thiện, bạn nên khám bác sĩ để được thăm khám, tư vấn chuyên nghiệp. Đau cổ đi kèm chân tay tê bì, mất sức, đau nhói ở lưng là những dấu hiệu mà bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau và gợi ý phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn.

4. Một số bộ môn thể thao hữu ích cho bệnh nhân đau cổ

Bên cạnh tập yoga, bạn có thể lựa chọn một số bài tập dưới đây để cải thiện sức khỏe cho cột sống cổ, giảm đau cổ.
Đi bộ
Đây là phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp với những bệnh nhân bị đau cổ. Đi bộ cũng giúp kích thích máu huyết và quá trình trao đổi chất trong cơ thể để nuôi dưỡng các cơ, tế bào bị tổn thương nhanh chóng phục hồi. Đi bộ còn là cách thư giãn giúp bạn lạc quan, vui vẻ đối mặt với bệnh tật.
Bài tập cardio
Đây là thuật ngữ chỉ những bài tập làm tăng nhịp tim trong suốt quá trình luyện tập, từ đó có thể thả lỏng cơ bắp và cải thiện chức năng hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, 30 phút tập cardio sẽ sản sinh chất endorphins giúp giảm đau tương tự như khi tập yoga. Tuy nhiên, các bài tập cardio thường kết hợp nhiều động tác mạnh, do đó, bạn cần cân nhắc và cẩn thận khi thực hiện.
Hình ảnh
Bài tập duỗi cổ
Khi các đốt sống cổ suy yếu và thoái hóa, không còn lực nâng đỡ, đầu sẽ ngả xuống, đè thêm áp lực cho cổ, gây đau cổ. Vì vậy bạn cần rèn luyện cơ bắp của cổ để điều chỉnh tư thế cân bằng với một số bài tập duỗi gập cổ đơn giản. Bạn có thể thực hiện những bài tập này ở bất kì đâu, thậm chí trong văn phòng sau một khoảng thời gian dài làm việc.
Đau cổ là căn bệnh thường gặp và cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp hoặc cột sống. Thế nhưng bệnh có thể giảm nhờ tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Đặc biệt, các bài tập yoga chữa đau cổ là phương thức vận động thích hợp vừa hạn chế cơn đau cổ vừa giúp cơ thể linh hoạt, cải thiện các chức năng hoạt động.

Đau cổ vai gáy xuất hiện cùng cảm giác tê ran bàn tay khi điều khiển xe, ngồi làm việc trong thời gian dài hoặc lau rửa nhà…gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Cơn đau có thể bị đột ngột trong vài phút hoặc tái diễn thường xuyên, tác động đến công việc cũng như chế độ sinh hoạt mỗi ngày. Vậy yếu tố gây đau vai gáy tê tay là gì và phương pháp chữa trị làm sao?

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa đau vai gáy hiệu quả không dùng thuốc

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là tình trạng lưu lượng máu lưu thông đến các bó cơ vùng cổ, vai, gáy suy giảm, lâu ngày gây ứ đọng acid lactic và các chất thải, từ đó chèn ép lên các bó cơ và dây thần kinh. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể phải hoạt động quá mức hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
Tình trạng đau vai gáy và tê tay ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh.
Hình ảnh
Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt và hết ngay trong vài phút, cũng có thể âm ỉ kéo dài vài giờ, thậm chí là nhiều ngày. Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì có thể bệnh đã tiến triển thành các bệnh lý về xương khớp như thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai cột sống…

Nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay

Đau vai gáy gây tê tay là tình trạng bệnh lý có liên quan đến cơ xương khớp mà khá nhiều người gặp phải. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
Tuổi tác:
Khi cơ thể diễn ra quá trình lão hoá, hệ mạch máu dần mất đi tính đàn hồi, làm suy giảm quá trình trao đổi oxy và lưu thông máu, dẫn đến các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê nhức tay, chân, thậm chí là những cơn nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…Bên cạnh đó, các cơ xương khớp cũng xơ cứng, không còn dẻo dai, chắc khoẻ, dễ bị đau nhức.
Vận động sai tư thế:
Các hoạt động sinh hoạt như đi, đứng, ngồi, nằm không đúng tư thế khiến cột sống cổ và cột sống lưng, lâu ngày dẫn tới hiện tượng các cơ bị căng cứng, gây đau nhức. Cơn đau thường xuất hiện ở những người có tính chất nghề nghiệp phải ngồi hoặc đứng trong 1 tư thế rất lâu như: thợ cắt tóc, tài xế, nhân viên văn phòng, thợ may, thợ điện…
Tư thể nằm ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh
Các yếu tố cơ học:
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại là tác nhân làm suy giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp đến các tế bào, các bó cơ như:
Gối đầu quá thấp hoặc quá cao khi ngủ.
Gối kê quá cứng.
Thường ngủ ngồi trên ghế hoặc gục mặt trên bàn.
Nằm coi Tivi, đọc sách.
Nằm nghiêng hoặc co quắp người, cơ thể tỳ đè lên tay khi ngủ.
Cách đặt tay khi dùng máy tính chưa đúng.
Khuân vác vật nặng bằng lực cổ tay chứ không dùng lực của toàn cơ thể.
Tắm khuya hoặc thường đi mưa.
Thường xuyên hút thuốc lá.
Yếu tố thời tiết:
Khi thời tiết trở lạnh kèm theo nhiệt độ ẩm thấp có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ, gây ứ trệ tuần hoàn máu, lưu lượng oxy cung cấp bị suy giảm, khiến những cơn đau nhức vai gáy và tê ran bàn tay ngày càng trở nên trầm trọng.
Do các bệnh lý khác:
Tình trạng đau vai gáy, tê bì cánh tay, bàn tay và các đầu ngón tay còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Viêm nhiễm: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì đau vai gáy và tê tay.
Các bệnh lý về xương khớp: thoái hoá khớp liên cuống, thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…
Thiếu máu não làm suy giảm lưu lượng máu bơm lên não.
Tình trạng xơ vữa động mạch khiến các mạch máu bị xơ vữa, thu nhỏ, gây khó khăn cho lượng máu lưu thông khắp cơ thể.

Những biểu hiện kèm theo

Những biểu hiện ban đầu của đau mỏi vai gáy gây tê tay là xuất hiện những cơn đau mỏi tại vùng cổ, vai, gáy và tê ran bàn tay. Cụ thể:
Thường xuất hiện khi ngồi, đứng hoặc nằm sai tư thế quá lâu, sau khi lao động nặng hoặc thể bị nhiễm lạnh. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và chấm dứt trong vòng vài phút hoặc đau nhức âm ỉ, kéo dài. Tình trạng đau nhức tăng mỗi lúc xoay chuyển cổ hoặc ho, hắt hơi và có dấu hiệu thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Cơn đau lan toả ra hai bên bả vai và cánh tay, gây tê nhức cánh tay, tê bì bàn tay và ngón tay.
Cơn đau mỏi vai gáy thường kèm theo cảm giác kim châm bàn tay
Bên cạnh đau vai gáy, người bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như khó nuốt, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững…
Một số trường hợp đau mỏi vai gáy cổ trong thời gian dài có thể khiến người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, chán ăn, tư duy kém, không tập trung…

Phương pháp chữa trị triệu chứng đau mỏi vai gáy

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
Các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu có thể giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, cung cấp oxy đến những vùng cơ đang bị tê mỏi, đau nhức. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn những cở sở y học cổ truyền uy tín để đảm bảo quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất.
Vật lí trị liệu
Các phương pháp kích thích điện, hồng ngoại, điều chỉnh nhiệt,…có thể giúp kéo giãn cột sống, điều hoà các lực cơ, lưu thông máu huyết, làm giảm những cơn đau nhức vùng vai, gáy cổ và nguy cơ tê bì cánh tay, bàn tay.
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây theo chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ giúp ngăn chặn những cơn nhức mỏi vùng vai gáy cũng như những triệu chứng tê ran bàn tay nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc Tây vì sử dụng thuốc quá nhiều có thể gây ra nhiều dụng phụ không mong muốn.
Tập luyện thể dục, thể thao
Thực hiện các bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe…để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, kéo giãn các vùng cơ bị căng cứng, xương khớp chắc khoẻ hơn.
Tình trạng đau vai gáy tê tay đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ do những thói quen không tốt, ít vận động, tập luyện thể thao. Do vậy, để quá trình điều trị đau vai gáy nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên thay đổi những thói quen không tốt, luôn giữ thẳng cột sống, ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.

Xem thêm: https://news.zing.vn/lieu-trinh-chua-da ... 55958.html

Đau cổ khi thức dậy hằng ngày gây ra các mệt mỏi, uể oải, khiến bệnh nhân hết năng lượng để bắt đầu một ngày mới, tác động nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Để triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên chú ý cẩn thận nguyên nhân và các phương pháp chữa trị kịp thời.
Hình ảnh
1. Nguyên nhân gây đau cổ khi ngủ dậy

Hiện tượng đau mỏi cổ khi ngủ dậy xảy ra khá phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do tuổi tác cao khiến xương khớp bị lão hoá, dẫn đến các bệnh lý mãn tính như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ.
Kê gối quá cao hoặc quá thấp khiến phần cổ lệch nhiều so với cột sống lưng, gây nhức mỏi khi ngủ dậy.
Gối nằm quá cứng làm căng cơ ở vùng cổ.
Nằm nghiêng, cong quắp người khi ngủ quá lâu hoặc ngủ quên trên ghế, gục mặt trên bàn làm việc…
Nằm dưới máy lạnh hoặc quạt lâu khiến cơ thể bị lạnh cũng dễ xuất hiện tình trạng đau cổ.
Người có tiền sử bị thoái hoá cột sóng cổ, đau mỏi vai gáy, thiểu năng tuần hoàn máu não…
Do tính chất công việc hằng ngày phải hoạt động cổ nhiều như: bác sĩ, thợ cắt tóc, thi công trần nhà, thợ điện…
Di chấn sau tai nạn ở vùng cổ.

2. Các biểu hiện kèm theo cơn đau cổ

Đau nhức vùng cổ sau khi ngủ dậy là hiện tượng không hiếm gặp. Cơn đau thường kèm theo các triệu chứng:
Xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Cơn đau có thể lan xuống vùng gáy và bả vai, cảm giác nhức nhối, khó chịu, có khi nhói lên như điện giật.
Những ngày sau vùng đau lan rộng lên mang tai, thái dương, hai bên cánh tay, nặng hơn là xuất hiện hiện tượng co cứng cơ, tê cánh tay, bàn tay.
Gây cứng cổ, khiến cổ có phần nghiêng về một bên.
Đau hơn khi đi, đứng, ho, hắt hơi, xoay chuyển cổ.
Đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, tư duy kém…

3. Các phương pháp điều trị bệnh

Xoa bóp vùng cổ

Đối với các trường hợp mới đau nhức 1-2 ngày hoặc cơn đau vẫn còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bước xoa bóp sau:
Bôi 1 ít dầu nóng hoặc tinh dầu lên hai lòng bàn tay.
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ ở cả phía sau và phía trước.
Dùng ngón tay cái miết dọc vùng cổ.
Sử dụng các đầu ngón tay dò tìm điểm đau trung tâm, sau đó dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day mạnh trong 1 – 2 phút.
Chườm nóng vùng cổ khoảng 5 – 6 phút sẽ giúp kéo giãn cột sống cổ, giảm căng cơ, giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai, gáy có thể đẩy lùi cơn đau tức thì
Tập vật lý trị liệu: nếu áp dụng các động tác xoa bóp thông thường không đem lại kết quả thì các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, nắn chỉnh cột sống…sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn. Tuy nhiên chữa trị bằng vật lý trị liệu nên được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở có uy tín để giảm thiểu các rủi ro làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Điều trị theo Tây y: Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau sau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn đau nhức liên quan đến các bệnh lý đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

4. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Những cơn đau cổ thông thường có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thay đổi gối nằm và giường ngủ phù hợp:

Để phòng tránh các cơn đau nhức cổ khi ngủ dậy, bạn nên lựa chọn gối nằm mềm mại, có độ cao phù hợp giúp giữ sống lưng và cột sống cổ luôn thẳng hàng, không nên ngủ trên mặt phẳng quá cứng như giường gỗ, nền nhà…
Nằm gối có độ cao phù hợp để giữ thẳng cột sống khi ngủ
Thay đổi tư thế ngủ:
Thường xuyên thay đổi tư thế khi nằm ngủ, không nằm nghiêng hoặc cong người quá lâu; tránh tình trạng ngủ quên trên ghế hoặc gục mặt ngủ trên bàn vài giờ liền.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Bổ sung đầy đủ các vi khoáng như magie, photpho, canxi… và các loại vitamin A, K, C, D trong bữa ăn giúp xương khớp chắc khoẻ và dẻo dai hơn.
Các loại hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, tốt cho xương khớp
Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, có gas như rượu bia, cà phê, nước ngọt… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Có chế độ sinh hoạt khoa học:

Giữ lưng thẳng trong mọi hoạt động sinh hoạt.
Đối với các công việc cần cúi cổ lâu cần dành ra 5 – 10 phút nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mỏi cổ, tránh gắng sức khiến cổ bị căng cơ.
Không tắm khuya, thức khuya, ăn uống sơ sài, không đủ bữa.
Luôn giữ ấm cơ thể, tránh ngồi hoặc nằm lạnh quá lâu.
Tập luyện các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, dưỡng sinh, đạp xe, đi bộ… để xương khớp luôn linh hoạt, cơ thể khoẻ khoắn.
Với những bệnh nhân đang điều trị theo liệu trình, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Bác sĩ. Tránh uống thuốc đối phó, sai liều lượng vì có thể khiến cơ thể nhờn thuốc, bệnh tình trầm trọng hơn.
Tình trạng đau cổ khi ngủ dậy xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên nếu cảm thấy cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường hoặc kéo dài, ngày càng nặng hơn thì người bệnh cần chủ động đến trung tâm y tế để thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên từ bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp, cột sống để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo
https://khoe.online/dau-co-khi-ngu-day- ... u-qua.html

↑このページのトップヘ