Đau cổ khi thức dậy hằng ngày gây ra các mệt mỏi, uể oải, khiến bệnh nhân hết năng lượng để bắt đầu một ngày mới, tác động nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Để triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên chú ý cẩn thận nguyên nhân và các phương pháp chữa trị kịp thời.
Hình ảnh
1. Nguyên nhân gây đau cổ khi ngủ dậy

Hiện tượng đau mỏi cổ khi ngủ dậy xảy ra khá phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do tuổi tác cao khiến xương khớp bị lão hoá, dẫn đến các bệnh lý mãn tính như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ.
Kê gối quá cao hoặc quá thấp khiến phần cổ lệch nhiều so với cột sống lưng, gây nhức mỏi khi ngủ dậy.
Gối nằm quá cứng làm căng cơ ở vùng cổ.
Nằm nghiêng, cong quắp người khi ngủ quá lâu hoặc ngủ quên trên ghế, gục mặt trên bàn làm việc…
Nằm dưới máy lạnh hoặc quạt lâu khiến cơ thể bị lạnh cũng dễ xuất hiện tình trạng đau cổ.
Người có tiền sử bị thoái hoá cột sóng cổ, đau mỏi vai gáy, thiểu năng tuần hoàn máu não…
Do tính chất công việc hằng ngày phải hoạt động cổ nhiều như: bác sĩ, thợ cắt tóc, thi công trần nhà, thợ điện…
Di chấn sau tai nạn ở vùng cổ.

2. Các biểu hiện kèm theo cơn đau cổ

Đau nhức vùng cổ sau khi ngủ dậy là hiện tượng không hiếm gặp. Cơn đau thường kèm theo các triệu chứng:
Xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Cơn đau có thể lan xuống vùng gáy và bả vai, cảm giác nhức nhối, khó chịu, có khi nhói lên như điện giật.
Những ngày sau vùng đau lan rộng lên mang tai, thái dương, hai bên cánh tay, nặng hơn là xuất hiện hiện tượng co cứng cơ, tê cánh tay, bàn tay.
Gây cứng cổ, khiến cổ có phần nghiêng về một bên.
Đau hơn khi đi, đứng, ho, hắt hơi, xoay chuyển cổ.
Đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, tư duy kém…

3. Các phương pháp điều trị bệnh

Xoa bóp vùng cổ

Đối với các trường hợp mới đau nhức 1-2 ngày hoặc cơn đau vẫn còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bước xoa bóp sau:
Bôi 1 ít dầu nóng hoặc tinh dầu lên hai lòng bàn tay.
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ ở cả phía sau và phía trước.
Dùng ngón tay cái miết dọc vùng cổ.
Sử dụng các đầu ngón tay dò tìm điểm đau trung tâm, sau đó dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day mạnh trong 1 – 2 phút.
Chườm nóng vùng cổ khoảng 5 – 6 phút sẽ giúp kéo giãn cột sống cổ, giảm căng cơ, giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai, gáy có thể đẩy lùi cơn đau tức thì
Tập vật lý trị liệu: nếu áp dụng các động tác xoa bóp thông thường không đem lại kết quả thì các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, nắn chỉnh cột sống…sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn. Tuy nhiên chữa trị bằng vật lý trị liệu nên được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở có uy tín để giảm thiểu các rủi ro làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Điều trị theo Tây y: Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau sau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn đau nhức liên quan đến các bệnh lý đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

4. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Những cơn đau cổ thông thường có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thay đổi gối nằm và giường ngủ phù hợp:

Để phòng tránh các cơn đau nhức cổ khi ngủ dậy, bạn nên lựa chọn gối nằm mềm mại, có độ cao phù hợp giúp giữ sống lưng và cột sống cổ luôn thẳng hàng, không nên ngủ trên mặt phẳng quá cứng như giường gỗ, nền nhà…
Nằm gối có độ cao phù hợp để giữ thẳng cột sống khi ngủ
Thay đổi tư thế ngủ:
Thường xuyên thay đổi tư thế khi nằm ngủ, không nằm nghiêng hoặc cong người quá lâu; tránh tình trạng ngủ quên trên ghế hoặc gục mặt ngủ trên bàn vài giờ liền.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Bổ sung đầy đủ các vi khoáng như magie, photpho, canxi… và các loại vitamin A, K, C, D trong bữa ăn giúp xương khớp chắc khoẻ và dẻo dai hơn.
Các loại hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, tốt cho xương khớp
Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, có gas như rượu bia, cà phê, nước ngọt… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Có chế độ sinh hoạt khoa học:

Giữ lưng thẳng trong mọi hoạt động sinh hoạt.
Đối với các công việc cần cúi cổ lâu cần dành ra 5 – 10 phút nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mỏi cổ, tránh gắng sức khiến cổ bị căng cơ.
Không tắm khuya, thức khuya, ăn uống sơ sài, không đủ bữa.
Luôn giữ ấm cơ thể, tránh ngồi hoặc nằm lạnh quá lâu.
Tập luyện các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, dưỡng sinh, đạp xe, đi bộ… để xương khớp luôn linh hoạt, cơ thể khoẻ khoắn.
Với những bệnh nhân đang điều trị theo liệu trình, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Bác sĩ. Tránh uống thuốc đối phó, sai liều lượng vì có thể khiến cơ thể nhờn thuốc, bệnh tình trầm trọng hơn.
Tình trạng đau cổ khi ngủ dậy xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên nếu cảm thấy cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường hoặc kéo dài, ngày càng nặng hơn thì người bệnh cần chủ động đến trung tâm y tế để thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên từ bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp, cột sống để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo
https://khoe.online/dau-co-khi-ngu-day- ... u-qua.html