Tê bàn tay bàn chân, luôn bồn chồn, động đậy chân trong khi ngủ, đau mỏi tay chân... có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.
Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoát vị đĩa đệm là vấn đề thường gặp đối với các người bị đau lưng trong thời gian dài. Khi cơ thể lão hóa hoặc bị chấn thương, các đĩa đệm trở nên yếu đi khiến các đĩa đệm bị thoát vị. Ban đầu bệnh nhân bị thoát vị thường chỉ cảm thấy những cơn đau cơ nhẹ hoặc các vấn đề không đáng kể ở cột sống. Càng về sau, các cơn đau sẽ nhiều hơn và liên tục, dữ dội, dùng thuốc cũng không có tác dụng.
Hình ảnh
Nguyen nhan thoat vi dia dem có thể do vận động quá mức hoặc lão hóa. Bình thường các đĩa đệm của cột sống rất chắc khỏe nhưng chúng vẫn cần phải vận động thường xuyên để luôn khỏe mạnh. Nếu phần lớn thời gian trong ngày bạn chỉ ngồi không thì những chuyển động cần thiết cho cột sống sẽ giảm đi đáng kể, dần dần dẫn đến việc đĩa đệm bị mất nước và giảm độ bền. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm và benh thoai hoa cot song
Sự suy yếu của đĩa đệm tạo áp lực lên hệ thần kinh của cột sống và gây các cơn đau kéo dài. Những áp lực này nếu đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tình trạng tê liệt do thoát vị đĩa đệm khá phổ biến, xuất phát từ những thói quen, tư thế sinh hoạt không đúng, đặc biệt là tư thế xấu khi làm việc và lái xe máy.
Các triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm bao gồm tê bàn tay hay bàn chân, luôn bồn chồn, động đậy chân trong khi ngủ, đau nhức cơ ở hai tay và hai chân. Bệnh nhân nặng có thể bị yếu cơ ở hai tay và hai chân, mất cảm giác trên da, đi lại khó khăn, thậm chí rối loạn chức năng tình dục. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, mọi người khi bị các triệu chứng trên đi khám chuyên khoa về sức khỏe thần kinh cột sống để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây liệt.
Yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn. Chẳng hạn, khi bệnh nhân bị đau ở chân, nguyên nhân của các cơn đau thường không xuất phát từ chân mà có thể do những chèn ép mất cân bằng ở phần hông và lưng dưới. Khi cơ bắp xoắn chặt lại và chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, chân của bệnh nhân cảm thấy tê hoặc bị đau, khó khăn trong khi di chuyển. Lúc ấy, các bác sĩ thần kinh cột sống nắn chỉnh phần hông bệnh nhân, tác động đến những khu vực cơ bắp riêng biệt kéo dài từ vùng cột sống đến hông giúp giải phóng các áp lực trên phần cơ bắp. Nhờ đó đem lại sự cân bằng cho hông và lưng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau. 
Xem thêm
Benh thoai hoa dot song co
Tư thế sinh hoạt và làm việc để tránh thoái hóa cột sống