Thoát vị đĩa đệm là vấn đề đĩa đệm thường gặp ở các độ tuổi, từ già đến trẻ. Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh như thói quen sinh hoạt không đúng cách, dấu hiệu của lão hóa hay do chấn thương. Phát hiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, đến gặp bác sĩ và điều trị kịp thời là yếu tố cần thiết để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Hình ảnh
Tham khảo thêmChữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm có tính đàn hồi nên đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc cho khớp, bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy bên trong mâm sụn bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép lên tủy sống và các dây rễ thần kinh. Bệnh gây ra các cơn đau nhức khó chịu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Thoát vị đĩa đệm khá phổ biến bởi bất kì đốt sống nào cũng có nguy cơ bị mắc phải. Nhưng đa phần, bệnh xuất hiện ở 2 vị trí là cổ và vùng thắt lưng.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, từ những thói quen sinh hoạt không đúng cách hay do chấn thương, dấu hiệu của các bệnh lý. Cụ thể:
• Thói quen sinh hoạt (ngồi lâu, ngồi sai tư thế, bưng vác nặng,…)
• Chấn thương do tai nạn và các di chứng để lại do không điều trị dứt điểm.
• Thoái hóa cột sống ở người già.
• Thừa cân, béo phì gây áp lực lên cột sống.
• Một số bệnh nhân mắc phải do di truyền.
Nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng gần giống với các bệnh về cột sống khác nên rất khó nhận biết. Tùy vào vị trí bị thoát vị sẽ có các triệu chứng và cách nhận biết khác nhau như là:
Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ như:
• Đau nhói ở vùng sau gáy và lan xuống bả vai, cánh tay và bàn tay.
• Mất cảm giác và giảm dần lực cơ tay gây khó khăn trong việc cầm nắm.
• Tê, liệt cánh tay và bàn tay.
• Các cơn đau kéo dài theo đợt, nhói lên khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Khi cơ thể có các triệu chứng đau được kể như trên thì có thể sử dụng một số cách để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm dưới đây:
• Cách 1: Phản xạ Hoffman
Nhờ một người nào đó kéo ngón tay giữa hoặc ngón áp út của bệnh nhân. Nếu cơ thể không có phản xạ, ngón tay không bị co lại, có nghĩ là dây thần kinh của bạn đang bị chèn ép. Đây là dấu hiệu dây rễ thần kinh đang bị tổn thương bởi thoát vị đĩa đệm ở cổ.
• Cách 2: Kéo cổ
Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, nhờ một người đứng phía sau dùng 1 tay giữ vai, một tay giữ đầu từ từ kéo về một phía. Nếu bệnh nhân cảm thấy bớt đau hơn bình thường thì khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khá cao. Do khi kéo cổ ra như vậy sẽ làm các dây thần kinh bị chèn ép giãn ra, lực ép bị giảm đi.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Cổ và thắt lưng là 2 vùng phổ biến bị thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng đau của bệnh thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là:
• Đau thắt lưng và các vùng liên sườn.
• Cơn đau tăng nhanh khi nằm nghiêng, ho và đại tiện.
• Tê và mất cảm giác vùng ở hông, mông và bàn chân.
• Đi lại khó khăn.
Đau cột sống lưng khám ở đâu?
Thoát vị đĩa đệm thắt lăng gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và dễ nhầm lẫn với bệnh thoát hóa cột sống. Vì thể, bạn có thể thử một số cách nhận biết bệnh dưới đây khi có các triệu chứng đau như trên.
• Cách 1: Nâng chân
Khi bị đau vùng thắt lưng, người bệnh nằm lên giường với tư thế thoải mái. Nhờ một người khác cầm chân và đưa từ từ lên trên cao, khi nâng từ góc 30 độ lên 70 độ. Nếu cảm thấy đau nhức nhiều hơn thì có thể bệnh nhân đã bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh vùng thắt lưng.
• Cách 2: Kéo cẳng chân
Với tư thế nằm thoải mái trên giường như cách 1, bệnh nhân nhờ người thân cầm một chân và kéo ra. Nếu thấy cơn đau giảm đi thì khả năng bạn mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là khá cao.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người nên thay đổi một số thói quen xấu ảnh hướng đến cột sống và xây dựng lối sống lành mạnh, đều độ như:
• Ngồi đúng tư thế khi hoạt động lâu trước máy tính, bàn làm việc, lái xe,…
• Lao động kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lí.
• Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp.
• Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
• Thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
Bài viết trên chỉ là những thông tin tham khảo về triệu chứng cũng như dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường gặp. Để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa xương khớp để được chuẩn đoán chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
https://www.youtube.com/watch?v=-dZoaYoGjPg